CẤY GHÉP IMPLANT CÓ TỐT KHÔNG?

Cấy ghép implant có cần thiết đối với bạn không? Nó có những ưu điểm nào để dẫn đầu danh sách chọn lựa của bạn? Hãy cùng tham khảo các thông tin bên dưới và có lựa chọn đúng đắn cho mình nhé!

Răng miệng là một phần khá quan trọng trên cơ thể con người, chính vì vậy, khi khoa học kĩ thuật lên ngôi, con người đã cho ra đời nhiều phương pháp để giúp hàm răng chống đỡ các tác động bên ngoài . Một trong số đó là phương pháp cấy ghép implant. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu kĩ về phương pháp này, xem xét độ phù hợp của nó trước khi thực hiện.

Cấy ghép implant là quá trình cấy ghép chân răng giả bằng titanium đặt trong xương hàm nhằm thay thế chân răng đã mất, sau khi trụ implant được cấy vào hàm, xương sẽ tự động bám vào bề mặt implant giúp nó dính chặt vào xương, sau đó sẽ mão răng sứ lên bên trên để hoàn chỉnh. Ban đầu, trụ impalnt sẽ được cấy ghép vào hàm, sau đó vít abutmen được lắp phía bên trên để cố định răng sứ giả với trụ imnplant.

Đầu tiên là câu hỏi cấy ghép implant là gì? Cấy ghép implant là một giải pháp điều trị trong nha khoa trong trường hợp người bệnh cần thay thế một hay nhiều răng đã mất. Implant là một trụ nhỏ làm bằng titannium được dùng để nâng đỡ cho mão răng, cầu răng hay hàm giả, được đặt trong xương hàm thông qua phẫu thuật, là một công cụ thay thế chân răng đã mất, sau đó gắn răng sứ giống như một răng thật. Về cấu tạo, răng implant có 3 phần chính bao gồm trụ implant, vít abutmen và thân răng giả. Trụ implant được thiết kế như một hình trụ dạng xoắn ốc, bộ phận này sẽ trực tiếp được cấy vào bên trong xương hàm và nó có tính tương quan sinh học cao khi hoàn toàn an toàn khi đưa vào bên trong cơ thể người. Vít Abutmen là một kim loại có 2 đầu, nằm ở trên nướu có nhiệm vụ liên kế giữa trụ titan và thân răng giả giữ chặt chúng lại với nhau, vít này sẽ được lắp cố định trên trụ implant sau khi implant được tích hợp thành công và bền vững trong hàm răng, nó được xem như cùi răng của hàm răng giả, vít abutmen cũng có nhiều loại nhằm phù hợp nhất với trụ implant. Thân răng giả chính là phần cuối cùng của phương pháp cấy ghép, răng sứ sẽ được gắn lên trụ implant thông qua vít abutmen, tạo nên một chiếc răng hoàn hảo có cấu tạo chắc chắn.
Cay-ghep-implant
 Implant đặt vào bên trong
Tuy nhiên, cấy ghép implant cũng tùy vào từng trường hợp, ai nên và ai không nên làm phương pháp nha khoa này. Thứ nhất, các trường hợp nên làm là những người bị mất một răng, mất một hàm, hai hàm, mất răng kể cả liền kề và không liền kề. Các trường hợp phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh thần kinh, tiểu đường, nghiện thuốc lá nặng là các đối tượng không nên cấy ghép implant vì sẽ gây ra các biến chứng cũng như tổn hại đến sức khỏe khó lường. Ngoài ra, trường hợp người có xương hàm quá ít cũng không thích hợp vì nó sẽ khiến cho việc cấy ghép implant kém bền vững, dễ bị đào thải và phải phẫu thuật lại.
Cay-ghep-implant-2
Gắn  Implant lên lớp xương
Có thể nói, cấy ghép implant là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ đem lại vẻ đẹp tự tin cho người dùng, tuy nhiên nó còn thực sự là một công cụ hỗ trợ sức khỏe răng miệng con người, khi mất răng, vùng xương hàm quanh răng mất sẽ bị tiêu, ảnh hưởng đến lực nhai, mất nhiều răng khiến khớp cắn thay đổi giữa hai hàm với nhau, sai khớp cắn có thể dẫn đến vấn đề ở khớp thái dương hàm, thay đổi giọng nói, cũng như vẻ bề ngoài dễ khiến bạn mất tự tin. Vì vậy, phương pháp cấy ghép implant là vô cùng cần thiết cho những người bị mất một hoặc nhiều răng, và nên được tiến hành sớm để có thể là trong những điều kiện thuận lợi nhất.
Cấy ghép Implant
Tuy nhiên, đây là một phương pháp kĩ thuật phức tạp, đòi hỏi tay nghề chuyên môn cao mà không phải ở đâu cũng có thể đảm bảo được. Tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo qua trung tâm nha khoa thẩm mỹ ST Dentist, một trong những trung tâm có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm, trang thiết bị đảm bảo nhập khẩu từ nước ngoài, làm việc luôn lấy chữ tâm chữ tín đặt lên hàng đầu. Không chỉ chọn cho mình một phương pháp phù hợp, mà lựa chọn nơi để làm cũng là điều quan trọng không kém, nhớ nhé!

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.